Cảm Nghiệm Chiêm Niệm là ǵ?

 

 

Tia sáng sự sống và sinh hoạt thường nhật cùng nhau sánh bước, một sự sống của thân t́nh và yêu thương: Áp dụng điều này vào mối liên hệ giữa ḿnh và Thiên Chúa, qúi bạn sẽ có được một cảm nghiệm chiêm niệm thực sự. Trong việc trung thành yêu thương hằng ngày, dù bước đi với nhau hay với Thiên Chúa, chúng ta có lúc sẽ bị mù mịt, có lúc được sáng tỏ, “những giây phút cao điểm”, những lúc thân t́nh và hiệp thông. Tất cả đều là cảm nghiệm chiêm niệm.

 

Những giây phút chiêm niệm này thường xẩy ra ở đâu? Chúng ta có nhiều gương của các bậc thày chiêm niệm đă cảm nghiệm được Thiên Chúa nơi cảnh trí thiên nhiên diệu vợi: như Thánh Phan-Sinh Assisi, Thánh Bơ-Na Clairvaux và vị sư phụ  thời đại về Thiền là D.T. Suzuki, ít là một số tên tuổi như vậy. Thánh Phan-Sinh nổi tiếng với “Bài Ca Anh Mặt Trời”, cũng như với những câu truyện về việc ngài quở trách các bông hoa: “Hăy im đi! Hăy lặng tiếng! Hỡi các ngươi là kẻ nói với ta về Đấng Yêu Dấu của ta. Ta chịu hết nổi rồi!”.

 

Tới Thánh Bơ-Na, một nhà thần bí và là hồn sống của Ḍng Xi-Tô thế kỷ 12, vị đă bị đè dưới cả một thế giới “nặng nề sự cao cả của Thiên Chúa” (theo lời của thi sĩ chiêm niệm mới đây là Gerard Manly Hopkins). Thánh Bơ-Na đă tâm sự cảm nghiệm của ḿnh cho một người bạn thân như sau:

 

Bạn hăy tin tưởng tôi như là một người từng trải th́ bạn sẽ cảm nghiệm chiêm niệm nơi cây cối hơn là nơi các sách vở bạn từng đọc. Cây cối và sỏi đá sẽ dạy cho bạn những ǵ bạn không bao giờ nghe thấy nơi một vị sư phụ nào. Bạn nghĩ rằng bạn không thể hút mật từ tảng đá và chất dầu từ viên đá cứng nhất hay sao, núi non không thể nhỏ ngọt ngào và đồi nương không thể chảy sữa với mật hay sao; thung lũng không thể ngập đầy những bắp ngô hay sao? Nhiều điều đă xẩy đến với tôi tới độ tôi có thể cho bạn hay rằng tôi khó ḷng mà cầm minh được đó”.

(Ep. 105. PL 182:242; tr. B.S. James,

The Letters of St. Bernard of Clairvaux;

London: Burn & Oates, 1958; Letter 107, p.156).

 

Cũng dễ thấy một con người như Thánh Bơ-Na, một đan sĩ ch́m ngập trong cảnh trí thiên nhiên nơi một đan viện của thế kỷ 12, t́m kiếm và thấy được Thiên Chúa ở cái thế giới thiên nhiên chung quanh ḿnh. Đan viện Xi-Tô được xây trong một thung lũng hoang vu ẩm thấp, bằng việc khởi công cho thoát đi các thứ bùn lầy. Nó là một sự thật cay cực song nó cũng đem  các đan sĩ xích lại gần với trái đất và với các yếu tố thiên nhiên. Để rồi, ngay trong t́nh trạng không quên được mảnh đất này, cũng như t́nh trạng khắc nghiệt nơi các yếu tố thiên nhiên đó, các đan sĩ đă nhận ra rằng Thiên Chúa đang nói với họ một cách mới mẻ và thân t́nh. Như Shakespeare có lần đă nói:

 

“Miệng lưỡi ở nơi cây cối,

Sách vở nơi những khe nước chảy,

Bài giảng ở nơi sỏi đá,

Và thiện hảo ở nơi mọi sự”.

(Shakesear, As You Like It. Act 2, Scene I).

 

Những lời này nói lên như thể Shakespeare đă hiểu được sứ điệp ấy. Hẳn rằng ông không lấy tư tưởng này của Thánh Bơ-Na. Oâng có thể đă chưa từng viếng thăm một đan viện nào, song ông cũng đă tự thấu hiểu. Chúng ta không biết nhiều về cuộc đời của ông, thế nhưng, chắc hẳn ông đă không phải là một kẻ xa lạ đối với cảm nghiệm chiêm niệm. Đó là lư do tại sao ông đă có thể uốn nắn nên những lời tinh khéo và sâu xa như vậy.

 

Các vị sư phụ về Thiền cũng sảng khoái t́m kiếm cảm nghiệm chiêm niệm nơi những yếu tố giản dị và tự nhiên trong cuộc sống. Theo lời của một trong những tác giả tôi ưa chuộng là D.T. Suzuki th́:

 

“Khi tâm trí bừng lên sốt sắng, người ta cảm thấy như có một cái ǵ đó, nơi mọi lá cây dương xỉ hoang dại và sỏi đá cứng cỏi, thật sự vượt trên tất cả mọi cảm nhận của con người, một cái ǵ đó nâng người ta lên thực sự ngang hàng với một cái ǵ siêu việt. Người ta được một khả năng đặc biệt để thấy được một sự cao cả nơi tất cả những thường t́nh trên thế gian, một cái ǵ đó vượt trổi trên tất cả tầm mức khối lượng. Họ d́m ḿnh vào chính nguồn của việc sáng tạo, và ở đó, họ uống từ sự sống tất cả những ǵ sự sống này ban tặng. Họ không những trông thấy các sự vật bằng một cái nh́n, họ c̣n đi vào tận nguồn mạch của các sự vật nữa, và biết chúng ở chỗ mà cuộc sống của chúng ta được h́nh thành”.

(Suzuki and Fromn, Zen Budhism and Psychoanalysis;

New York: Harper, 1970, p.2.)

 

“Ở chỗ mà cuộc sống chúng ta được h́nh thành” này là một chỗ không c̣n chiều kích và là một giây phút không c̣n thời gian. Nó luôn luôn như vậy ở nơi nó gặp gỡ. Khi chúng ta bừng tỏ cảm nghiệm về chính “việc hiện hữu” th́ tất cả mọi h́nh thái hiện hữu man vàn sẽ hợp lại thành một ca đoàn yêu thương. Không c̣n sợi cỏ hay cây dương xỉ hoang dại nào là quá ti tiểu nữa, cũng không c̣n giây phút nào quá b́nh thường mà không nhẩy múa theo vũ điệu yêu thương vẫn diễn tiến nơi mọi phần tử của trái đất, dù chúng ta có tỉnh táo để ư đến nó hay không. Chính việc hiện hữu của chúng là tất cả những ǵ chúng ta cần biết để vươn ḿnh ra vô hạn.

 

Tôi tin rằng những “giây phút” này xẩy đến với hầu hết tất cả chúng ta. Chẳng hạn, bao nhiêu người đă cảm kích sâu xa khi thấy quang minh rạng đông bừng lên vào một buổi sớm, khi thấy nét ngây thơ vô tội nơi một em bé, hay khi thấy vẻ đẹp ngây ngất của t́nh yêu phối ngẫu? Trong cuốn Sự Hiện Diện của Thiên Chúa, Đức Hồng Y Jean Danielou đă trích lại lời của một người bạn nói về chồng bà: “Khi con ở cạnh nhà con, con h́nh như lúc nào cũng có cảm giác về Sự Hiện Diện thực sự của Thiên Chúa”. (Jean Danielou, The Presence of God, a translation of Le Sign du Temple by Walter Robert; London: A. R. Mowbray & Co. Ltd, 1958, p. 12.)

 

Trong cuốn Tha Thiết Với Các Ước Vọng của Ḿnh Philip Sheldrake đă viết một đoạn cảm kích như sau:

 

“Mấy năm trước đây, tôi có giúp cho một ông lớn tuổi có gia đ́nh cấm pḥng. Trong khi cầu nguyện, ông ta chăm chú vào h́nh ảnh của viên thợ gốm ở những câu mở đầu chương 18 của Sách Tiên Tri Giêrêmia. “Phải, hỡi Nhà Yến Duyên ơi, như cục đất sét trong tay viên thợ gốm thế nào th́ người cũng ở trong tay Ta như vậy”. Khi nhận ḿnh là cục đất sét th́ ông ta bỡ ngỡ thấy rằng ư nghĩ về bàn tay Thiên Chúa uốn nắn ông, nhất là tái tạo ông, hết sức là kinh hoàng. Chúng tôi đồng ư để cho ông trở lại với cùng đoạn Thánh Kinh này ở buổi cầu nguyện ngày hôm sau, xem ông có thêm soi động ǵ nữa chăng. Mặc dầu không sửa soạn trước, cũng không theo thể thức nguyện cầu b́nh thường của ḿnh, ông ấy cảm thấy ḿnh nh́n được bàn tay Thiên Chúa đang giang ra về phía ông. Oâng đă cố gắng một cách chân thành kêu mời Thiên Chúa hăy uốn nắn ông. Thế nhưng ông đă không thể nào làm được; ông cảm thấy hết sức run sợ.

 

“Khi ông diễn tả cho tôi nghe trong buổi nói chuyện ngày hôm sau th́ ông đă từ từ bỏ cuộc, chỉ c̣n biết ngồi thừ ra đó, không c̣n nghĩ ǵ đến ḿnh, đến nỗi sợ hăi của ḿnh và đến Thiên Chúa nữa. Đột nhiên, h́nh ảnh bàn tay giang ra về phía ông lại xuất hiện. Tuy nhiên, trước khi cơn sợ có thể tái diễn, ông đă thấy được bàn tay của Thiên Chúa chính là bàn tay của vợ ông, bàn tay đă âu yếm chăm sóc cho ông nhiều lần trong cuộc sống hôn nhân dài của hai người. Đó là một kinh nghiệm hoán cải sâu xa về nhiều phương diện: tâm trạng sợ hăi h́nh ảnh Thiên Chúa đă rơ ràng chữa được  chứng bệnh hững hờ của ông đối với người vợ của ông. Nhờ đó ông đă hạ vũ khí bảo thủ xuống để mà tin tưởng người vợ của ḿnh hơn. Tuy nhiên, cảm động nhất là khi người đó hiểu được rằng việc giao chạm của Thiên Chúa đă là tâm điểm cho tất cả khối t́nh yêu nhân bản của ông cũng như cho mối thân mật phái tính của ông”.

(Philip Sheldrake, Befriendling Our Desires;

Notre Dame, Indiana: Ave Maria Press, 1944, p. 70.)

 

Những giây phút cảm nghiệm chiêm niệm này xẩy ra cho tất cả chúng ta. Tôi xin chia sẻ một trong những “giây phút” bé mọn này, có thể là chủ quan, của tôi với qúi bạn. Tôi cảm thấy phấn khích làm điều này là v́ lời của Thần Ra-Phiên nói với Tôbia: “Cần phải khôn ngoan giữ kín bí mật của nhà vua, thế nhưng, công việc của Thiên Chúa th́ lại cần phải được công bố và phơi bày” (Tobit 12:7).

 

Cảm nghiệm chiêm niệm riêng của tôi có liên hệ sâu xa với các mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo. Chính trong việc hiện thực của mối t́nh thân loài người của chúng ta đối với Thiên Chúa cũng như với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta mà cá nhân tôi mới có thể xác định được “những giây phút cao độ nhất” của cảm nghiệm chiêm niệm nơi ḿnh. Thế nên, nói đến việc mô tả kinh nghiệm cầu nguyện của tôi ở đây có lẽ cũng không lỗi thời. Vậy tôi xin tŕnh bày cách thức làm thế nào để một nếm hưởng dù nhẹ nhàng của cảm nghiệm này lại có thể mang đến một niềm vui không bao giờ phai nhạt.

 

Những tiền biến cho cảm nghiệm đặc biệt này như sau: trước hết là việc tôi hằng ngày đọc và suy niệm Lời Chúa; sau đó đến việc tôi đọc nhiều các bản văn thần bí của Thánh Bơ-Na, và sau cùng là giai đoạn tôi suy niệm kỹ để cố “giải đáp” câu Zen koan. (Xin đọc chương 8 bàn về công-án thiền ở trang 97-104). Công-án tôi suy niệm là câu sau đây:

 

“Tay không mà lại cầm cái cuốc!

Bước đi mà lại cưỡi trâu nước!”

(Isshu Miura & Ruth Fuller Sasaki, The Zen Koan;

New York: A Harcourt Brace Publishers, 1965, p. 4.)

 

Qua một thời gian dài tôi đă suy nghĩ về câu uẩn khúc Thiền này. Tôi thầm nghĩ: “Làm thế nào một bàn tay không mà lại đang cầm đồ vật được nhỉ? Và cũng làm sao mà một người bước đi trên mặt đất lại cảm thấy ḿnh như cưỡi được chăng?” Thế nhưng, một khi cứ suy về những câu công án này, người ta sẽ “giải đáp” được cái uẩn khúc của chúng, khi mà tất cả các ư nghĩ lưỡng đối này biến đi để họ nhận ra các sự vật bằng một tâm thức mới, được gọi là tuyền thức (pure consciousness). Đó là khi tôi xuống tới chỗ sâu thẳm nhất, khi tôi bỏ đi mọi suy tư để đi đến chỗ trống rỗng con người của tôi th́ Sự Thật đă tỏ Ḿnh ra. Như Thánh Phaolô viết về Chúa Giêsu:

 

“Tuy thân phận là Thiên Chúa, song Người đă không tự cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Trái lại, Người đă tự hủy ḿnh ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, được sinh ra làm người như con người. Là người như mọi người, nhờ đó Người đă tự hạ,  đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Bởi thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe thấy tên Giêsu th́ trên trời, dưới đất và âm phủ, tất cả mọi đầu gối đều phải qùi xuống và tất cả mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, cho vinh quang của Thiên Chúa là Cha” (Phil.2:6-11).

 

Với tâm thức mới này, người ta nh́n thấy tất cả mọi sự vật như là “một”; người ta sẽ nhận thấy một thực tại hoan lạc nơi câu nói của Thánh Phaolô sau đây:

 

“Tất cả mọi sự thuộc về anh em,

anh em thuộc về Chúa Kitô,

và Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa” (Col.3:22-23)

 

Thiên Chúa không phải “ở ngoài kia” trong khi chúng ta lại “ở đây”. Chúng ta ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta. Điều này đă xẩy đến cho tôi. Sau một thời gian dài trăn trở với khúc công án về bàn “tay không” ấy, th́ vào một ngày mùa đông năm 1972, khoảng lúc 2 giờ sáng, tôi đi từ pḥng vệ sinh về tổ trú (cell) của ḿnh trong khu nhà ngủ. Trên quăng đường dọc theo hành lang ấy, th́nh ĺnh như có một cái ǵ vụt đến với tôi và khơi động cả con người tôi lên, làm tôi cảm thấy một cảm giác chưa bao giờ có sau bao nhiêu năm là một đan sĩ. Tôi đă cảm thấy ḿnh như được mang đi trên mặt đất, mặc dầu tôi hoàn toàn tỉnh táo và biết rằng đôi chân của tôi vẫn ở trên sàn nhà. Tôi đă là một người cưỡi con trâu nước. Cả một lănh giới tâm thức không c̣n phân biệt được ǵ nữa xâm chiếm tôi. Tôi cảm thấy ḿnh hoàn toàn tách khỏi các cách thức suy tư và cảm xúc trước kia. Tôi không c̣n là ǵ nữa. Một cảm giác thoải mái khôn phai, an lành và minh tri phủ ngợp lấy tôi.

 

Trạng thái này đă đưa tôi vào một cảm thức lâng lâng và đă lên đến tột độ hai ngày hôm sau, khi tôi thức giấc vào lúc 3 giờ sáng. Bỗng nhiên tôi nhận ra sự thật nơi câu nói của Thánh Phaolô: “Thân xác phục sinh của Chúa Kitô đă trở nên Thần Linh ban sự sống” (1Cor.15:46). Chúa Kitô đă tràn ngập và tiếp tục ngập tràn toàn thể con người của tôi. Đôi tay của tôi “rỗng không” nhưng lại đầy những t́nh yêu mật thiết của Chúa Giêsu. Thế rồi từ đó, đức tin của tôi nơi mầu nhiệm xác thể phục sinh của Chúa Kitô đă trở nên một thực tại nghiệm cảm: Tôi đă thấy, đúng hơn, phải nói rằng, tôi đă nhận ra thực tại này thực sự như cầm trái táo trong tay. Đời sống của tôi nên một với Chúa Giêsu đă làm cho tôi tràn đầy sảng khoái và hoan lạc phi thường, một cảm nghiệm vọt lên và bừng dậy từ những nơi sâu kín nhất của con người tôi. Cảm nghiệm này đă châm lên nơi linh hồn tôi một đam mê bùng cháy, hoàn toàn giống hệt như cường độ của cuộc giao ngộ thân t́nh giữa người nam và người nữ. Niềm vui thấm vào tận thẳm cung của cuộc sống tôi, và làm sinh động tất cả mọi năng lực của hữu thể tôi – thể lư, tâm lư, trí khôn và tinh thần.

           

Trải qua tất cả những cảm nghiệm này và đem ra chia sẻ những biến động ấy, giờ đây, tôi đă có thể đưa ra một định nghĩa rơ ràng về cảm nghiệm chiêm niệm đối với thành phần Kitô hữu. Đó là “cảm nghiệm thực sự (experiental realization) cuộc hiệp nhất thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô”.